Giáo sư Tâm lý học Robert Emmons, tác giả quyển Công năng của lòng biết ơn (Gratitude Works) định nghĩa sự thực hành lòng biết ơn là nhận thức về sự tương trợ của người khác dành cho chúng ta và là sự mong muốn được hồi đáp lại những điều tốt đẹp ta đã nhận được từ người khác.
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh những lợi ích to lớn mà việc thực hành lòng biết ơn mang lại cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần như: giúp khỏe mạnh hơn, cải thiện giấc ngủ và thậm chí còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Những người biết ơn thường có một ngôn phong đặc biệt (a particular linguistic style)
và thường nói về các nội dung như: quà tặng, sự cho đi, những điều an lành
Nói một cách thi vị hơn, như chia sẻ của Emmons với tờ Huffington Post, “lòng biết ơn giúp cuộc sống tự do hơn, nhẹ nhàng hơn và dễ chịu hơn” vì chính lòng biết ơn giúp chúng ta “có sức mạnh để kiểm soát đời sống cảm xúc của chính bản thân mình”.
Theo đó, 4 cách giúp thực hành lòng biết ơn mà mỗi người có thể làm một cách dễ dàng mỗi ngày:
Viết thư
PGS.Steven Toepfer, chuyên khoa Gia đình và Sự phát triển Con người, Đại học Kent (Hoa Kỳ) thông qua nghiên cứu đã khẳng định mối liên hệ gần gũi giữa lòng biết ơn và sự khỏe mạnh (thể chất và tinh thần) của cơ thể.
Một nghiên cứu năm 2011 trên 200 sinh viên đại học có cuộc sống hạnh phúc cho thấy rằng, những ai viết một lá thư ý nghĩa về lòng biết ơn mỗi tuần trong khóa học suốt 3 tuần (dành khoảng 15-20 phút cho mỗi lần viết thư) thì có được sự gia tăng đáng kể về sự hài lòng về cuộc sống, niềm vui và giảm được các triệu chứng phiền muộn, suy nhược.
Tác giả chia sẻ: Bạn không nhất thiết phải gửi lá thư đi. Hãy xem đây như là sự phản hồi một cách có ý thức về những điều bạn cảm thấy biết ơn.
Nhiều gợi ý cho rằng nên rút ngắn thời gian mỗi lần viết thư lại vì nhiều người cảm thấy những lần viết sau trở nên khó khăn hơn là lần viết lá thư đầu tiên. Tuy nhiên, Toepfer khẳng định rằng dù chỉ dành một ít phút để hướng lòng biết ơn của mình về một ai đó một lần mỗi tuần cũng có thể mang lại thay đổi lớn nào đó.
Viết nhật ký
Nghiên cứu tìm ra rằng nam giới và phụ nữ viết vài dòng nhật ký mỗi tuần về những sự việc đã xảy ra giúp tăng trưởng lòng biết ơn ở họ và họ có xu hướng cảm thấy lạc quan hơn, thấy cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu bạn không “ưa” giấy bút thì hãy viết trên bất cứ phần mềm ứng dụng nào bạn thích.
Tạp chí Forbes cũng đăng tải các nghiên cứu chứng minh rằng thể hiện lòng biết ơn qua nhật ký còn giúp cải thiện các vấn đề về giấc ngủ.
Toepfer nói thêm: Tất cả chúng ta ai cũng có ý thức về lòng biết ơn nhưng nếu chúng ta để lòng biết ơn của mình “ngủ im lìm” thì chúng ta sẽ bỏ qua nhiều lợi ích quan trọng. Cảm ứng và quy nạp lòng biết ơn là cách giúp chúng ta hòa chảy vào nguồn sống tốt đẹp mà tự thân mỗi người đều sở hữu.
Cẩn trọng những gì mình nói
Lòng biết ơn không chỉ thiên về “không nói như những gì bạn làm”, theo Emmons. Tờ NBC khẳng định rằng: phàn nàn về vấn đề của ai đó có thể gây ra lo lắng và suy nhược. Tuy vậy, nghiên cứu cũng đưa ra lợi ích của việc “nói ra” (chia sẻ) nhưng cần nhất vẫn là có sự cân bằng.
Theo chia sẻ của Emmons, những người biết ơn thường có một ngôn phong đặc biệt (a particular linguistic style) và thường nói về các nội dung như: quà tặng, sự cho đi, những điều an lành,… Trái lại, người kém lòng biết ơn thường có xu hướng nói về sự tước đoạt, sự xứng đáng, điều hối tiếc, thiếu thốn, nhu cầu, sợ hãi và mất mát… Ông khuyên rằng nên cẩn trọng với những điều mình nói, nếu không dần dà chúng ta sẽ trở thành người kém biết ơn.
Hãy hòa mình vào lòng biết ơn
Nếu bạn vẫn cần một trợ lực để có thể thực hành lòng biết ơn trong cuộc sống, hãy đọc những quyển sách có nội dung về lòng biết ơn để gợi cảm hứng cho bản thân. Rất nhiều tác giả lớn đều viết về lòng biết ơn. Hãy đọc và suy nghĩ, phản hồi về tầm quan trọng của sự thực hành này. Từ từ, bạn sẽ thực hành tốt trong cuộc sống.
Nếu muốn thực hành thành thạo lòng biết ơn, thật sự cần thời gian. Với những sự thực hành nhỏ, lợi ích có thể thấy sau dăm ba tuần nhưng để lòng biết ơn trở thành một thói quen thì cần nhiều thời gian hơn. Sự thuần thục nào cũng có tính quá trình cả. Thay đổi là dài lâu vì mỗi chúng ta cần tập tành và điều chỉnh.
Trần Trọng Hiếu
(theo The Huffington Post)