Ở Gia Định xưa, sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức chép rằng: "Bữa Trừ Tịch ở trước cửa lớn mọi nhà đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre bên trong đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là "lên nêu"... có ý nghĩa tượng trưng cho năm mới và loại trừ những điều xấu trong năm cũ. Tới ngày mùng 7 tháng 1 âm lịch thì hạ nêu. Trong thời gian treo nêu, người ta kiêng vay mượn, đòi, trả nợ.
Ngày nay, tục dựng nêu ngày Tết xuất hiện rất ít. Chúng ta chỉ còn bắt gặp ở những nơi đền, chùa, đình và trong các bài viết, ví như câu: "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ. Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh".
Đến ngày Tết, sau khi dựng nêu, người ta treo lên cây các loại khánh, chuông. Những thứ này là hiện thân của Phật Bà Quan Âm, có ý nghĩa xua đuổi quỷ dữ và mang lại tài lộc, bình an cho gia đình.
Cây nêu thường được làm bằng tre vì cây tre thể hiện rõ nét sự hài hòa cương - nhu, biểu trưng cho tính kiên định, dẻo dai… là đặc trưng cho phẩm chất cao đẹp của dân tộc. Vì vậy, trồng nêu ngày Tết còn mang ý nghĩa tôn vinh dân tộc.
Một số hình ảnh dựng nêu tại Chùa Linh Quang:
Tin: BBT Website Chùa Linh Quang;
Ảnh: CTV